tĩnh lặng

tĩnh lặng

11/7/14

157. Giếng cạn



Ngoài sân nhà cô có một cái giếng đã cạn khô. Dưới đáy chỉ còn ít sỏi, vài ngọn cỏ èo uột cong rủ xuống, mặt cát khô rang, những mảng rêu bám kẽ giếng cũng không còn giữ được màu xanh nguyên thủy...

Không còn nước nên cái giếng không còn nét sống động của mây trời in bóng, của những gợn nước lăn tăn theo ngọn gió đùa... Quạnh quẽ, hoang vắng, rỗng không...

Nước, đã cho đi hết rồi, và nguồn đã cạn kiệt, một cái giếng chết!

Cô cũng không hiểu tại sao cô không cho lấp cái giếng đi. Thỉnh thoảng, những lúc không có gì để làm, cô kéo ghế ngồi bên thành giếng, nhìn xuống những tàn tích còn lại, nhìn xuống cái âm âm, rờn rợn của đáy giếng, và tiếng gió vọng u u rền rỉ đôi khi làm cô thấy ớn lạnh.

Dường như bây giờ cô cũng là một cái giếng cạn. Cũng sâu hút, khô kiệt, âm u... Chẳng buồn, chẳng vui, chỉ thấy trống rỗng. Chẳng có điều gì để cô có thể reo lên kinh ngạc. Cũng không còn chất ngất nỗi buồn thương. Cô chỉ thấy dửng dưng với tất cả mọi người, kể cả người thân. Không còn lo lắng cho ai, cũng không quan tâm đến việc gì. Bên trong cô là một cái giếng chết!

Cũng chẳng có gì là tệ hại. Cô thấy bằng lòng với mình. Hình như cô đã cắt đứt sợi dây liên hệ của cô với thế giới bên ngoài. Cái người vẫn làm mọi việc trong ngày, vẫn giao tiếp với nụ cười trên môi, vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường, chẳng có quan hệ gì với con người, là cái giếng cạn trong cô. Cô đã tự ngăn cách tâm hồn mình với những xao động ngoài kia, và cảm thấy thật bình an!

Cái giếng, nó đã làm hết chức năng của nó rồi. Và giờ thì nó được quyền ngơi nghỉ...




26 nhận xét:

  1. Có một điều mà LC thấy là mọi cái giếng dù có cạn thì vẫn rất " Sống" vì trong giếng luôn luôn đủ một độ ẩm nhất định để cây cỏ mọc nhất là Dương xỉ.
    Basho có bài hai cư
    Ôi hoa bìm bìm
    Bên bờ giếng...
    Hình như cảm hứng cũng lấy từ một cái giếng cạn như thế.
    Và không có lí do gì một người" mỗi ngày có một niềm vui" lại là cái giếng sâu hun hút, khô kiệt và âm u" cả :)
    nếu như có vậy thì chắc chắn phải là độ sâu chín của sự từng trải, sự âm u của người uyên thâm và sự khô ấy phải chăng là cái nhìn rất tỉnh với cuộc đời.
    Vậy thì thật tuyệt có gì đâu phải lấp nó đi :)
    Mà ở quê LC thì người ta ngại lấp giếng lắp đó G ui!
    Nếu có lấp người ta cũng chừa lại một ống thông để Long mạch k bị chặn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo cũng đồng ý với Nhỏ là LC diễn giải rất hay đó. Cái người "Mỗi ngày có một niềm vui" đó ko có pà kon gì với cái giếng cả LC ui! Giáo ko thể giải thích rõ ràng, chỉ biết là Giáo vẫn sống bình thường và ko buồn phiền gì cả, vẫn cười hehe khi coi một cảnh hài hước trong phim... Nhưng có một con người khác trong Giáo, lặng lẽ, cô độc, giấu mình và khó hòa hợp với bên ngoài. Chính con người đó đã từ chối những cuộc gặp gỡ với các bạn bè trên mạng. LC có hiểu ko? Giáo thì... no hiểu! hehe...

      Xóa
    2. Nhỏ xía xọn! Lc ba giờ cũng viết theo cảm tính mà.
      G coi chừng có ngày LC vào đến sau lưng và hù một cái là G rớt xuống giếng á! Lúc ấy coi thử G có từ chối được k? Có ôm LC k?

      Xóa
    3. Kể cho G nghe một chuyện nè:
      Hồi ở quê nhà LC có một cái giếng sâu độ 10 mét. Mùa hạ nước cạn. Mỗi đêm phải chờ để vét từng nửa gàu nước. Rồi chờ tiếp để vét. Và LC đã leo xuống đó khơi nguồn bằng cách là vét hết bùn non lên. Tối hôm ấy nước lại tràn trề và trong vắt. Câu chuyện ni thiệt 100% nhe! Yêu G!

      Xóa
    4. Cái quan trọng là Giáo có dám leo xuống ko. Và khi leo xuống được rồi chắc G... hỏng muốn leo lên nữa! hehe...

      Xóa
  2. Kinh dịch nói dời được nhà chớ không dời được giếng
    Không được lấp giếng, lấp giếng phải đổi mạng người (tín ngưỡng dân gian)
    Cái giếng kia đã hoàn tất nghĩa vụ và nó chỉ chết tạm thời, mùa mưa giếng sẽ sống lại như xưa
    Cái giếng trong cô hình như chưa làm tròn sứ mạng, chưa nên chết, và đừng để nó chết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, vậy thì ko lấp giếng, kể cả cái giếng bên trong mình, hehe...
      Bác Bu ủng hộ Nam Mỹ hay Âu Châu dzị?

      Xóa
  3. Triết lý nhà Phật nói cái gì có sanh ắt sẽ có diệt, ngôi sao sáng hàng tỉ năm rồi cũng có lúc tắt. Sông, biển rồi cũng có lúc cạn huống chi là giếng, một đời giếng rồi sẽ qua đi, cũng như một đời người, những đời người...

    Nhưng cái sống động còn lại là gì? Có lẽ không phải là cái giếng đầy nước của ngày hôm qua, cũng không phải là cái giếng có thể bị lấp của ngày mai. Mà chính là cái giếng khô của ngày hôm nay, khi thỉnh thoảng cô ngồi nhìn ngắm cái giếng khô đó.

    Cô sẽ bình an :-)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái đoạn còm này có thể mở đầu cho một bài thuyết giảng rất hay của các sư ông đó anh Phạm à! Tiếc là anh Phạm ko thành hòa thượng, ko là Giáo xin quy y chùa của Thầy Phạm ngay! hehe...
      Anh theo đội nào?

      Xóa
    2. Brazil và Hòa Lan thì 50/50, hai đội này mất tinh thần quá rồi, đá cho xong chuyện. Còn nhất nhì thì 2/3 dư luận nghiêng về đội Đức, bóng đá thật khó đoán, nhưng tôi cũng thích đội Đức hơn, thích lối đá kết hợp kỹ thuật, chiến thuật và kỷ luật của Châu Âu hơn.

      Ta là... Thích Đủ Thứ đây :-)))

      Xóa
    3. Giáo cũng thích đội Đức vì nét lạnh lùng kiên cường của họ. Khoảng thập niến trước Giáo rất thích các đội Nam Mỹ, nhưng giờ thì họ đánh mất nét đẹp của lối đá lã lướt và tinh thần thượng võ. Giáo mới coi trận sáng nay, Nam Mỹ chơi xấu quá, dở quá, thua là phải!
      Quy y với Hòa thượng Thích Đủ Thứ này coi bộ thoải mái ha! hehe...

      Xóa
  4. Khi người ta đã nếm đủ mặn ngọt chát đắng thì "bảo hòa" thôi, sự bảo hòa ấy đen đến sự an bình đến trống rỗng. Nên chăng đem tất cả các vị ấy gieo tặng cho đời ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là anh nói đúng. Giáo đã đến độ bảo hòa rồi, nên mọi việc xảy ra ko còn tác động gì đến mình nữa. Tặng cho đời thì Giáo cũng đã làm trong suốt mấy chục năm dạy học, cũng đã khá hao tâm tổn trí vì lũ học trò, cái đó cũng... bảo hòa luôn! hehe... Giờ thì Giáo xin được... gác kiếm thui anh MTH ui!

      Xóa
  5. Giếng có thể cạn nhưng giếng không chết, chính điều đó ít khi người ta lấp giếng dù rằng nó đã không còn nước và không dùng được nữa.
    Người còn sống nghĩa là người chưa chết. Trong giếng cạn và người cạn vẫn có những mạch sống đang tuôn chảy, quan trọng là ta cho nó chảy từng giọt một cách tiết kiệm hay ta gom lại để chảy thành dòng.
    Với một tâm hồn cởi mở ít ai lại cho nhỏ giọt cả, tất nhiên là phải mở vòi thôi. Và khi đó yất cả là phía trước, xanh, sáng và vui tươi.
    Giáo thấy sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với anh 6 NT thì nước chảy tràn trề thui, biết mừ! hehe...
      Giáo xin bái tạ, cho Giáo được nghỉ ngơi đi, giếng đã khô cạn rùi! hic...

      Xóa
  6. Tiêu đề "Giếng cạn" đã là một tiêu đề hấp dẫn, bài viết của Giáo càng hấp dẫn hơn, sâu sắc đầy triết lý và cũng ngậm ngùi quá đỗi khiến người đọc rưng rưng. :x

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đa tạ Nhỏ đã vì thương mến Giáo mà quá khen! Nếu ở gần Nhỏ với LC thì có lẽ Giáo ko thể trống rỗng được đâu nhỉ! hehe...

      Xóa
  7. Mình thích bài viết này- thích nhất câu cuối như reo : xong việc rồi hớn hở nghỉ ngơi thôi.
    Lại nhớ thơ của bạn khác nội dung nôm na vầy: người chèo thuyền mỉm cười vui hát- bơi chèo đã gẫy,bánh lái đã ..vỡ......quên rồi nhơ mang máng thế giữa dông bão Ko cần chèo lái nữa ngửa mặt đón nước tát vào mặt và mỉm cười - sao mà đẹp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo ngạc nhiên sao Ong Nâu này... già đến vậy rồi mà tâm hồn lúc nào cũng sống động, trẻ trung, phơi phới thế nhỉ! Chúc mừng Ong nhe! Ráng mà giữ như vậy cho đến khi thành... lão bà bà! hehe...

      Xóa
  8. NBN tin là giếng nguồn ko cạn đc đâu NBL ơi :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lòng tin của NBN khiến NBL... bối rối đấy nhé, vì chính mình lại ko dám tin vào điều đó, bởi như thế này Giáo lại thấy bình an!

      Xóa
  9. Giếng cạn, trang trí lại trông cũng thu hút lắm, nhất là về sau nó trở thành giếng cổ. Giếng cạn làm chị chớ hai câu ca dao. Tường giếng sâu em nối sợi dây dài. Hay đâu giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì Giáo cũng là một cái giếng vừa cạn vừa cổ đây nè, mà có ai thấy hay đâu chị Tám! hehe...

      Xóa

- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]