tĩnh lặng
9/1/14
121. Vai diễn cuối cùng
(Dựa vào một câu chuyện kể trên TV)
Ông đã nhận được quyết định về hưu sau mấy chục năm làm việc ở nhà hát. Và ngày hôm sau, ông mua vé xe lửa đến một làng miền núi, nơi người em trai của ông đang dạy học.
Xe lửa chạy mất một buổi mới tới ga, sau khi đã vòng vèo quanh một thung lũng cây cỏ tươi xanh, với những con suối róc rách nơi triền núi. Ông đã say sưa nhìn ngắm cảnh vật qua ô cửa nhỏ, và cứ chắc lưỡi khen thầm, sao mà giống như chốn thiên đường, thảo nào em trai ông vẫn một mực ở lại đây sau nhiều năm công tác, dù gia đình cứ thúc giục chú ấy trở về.
Sáng hôm sau, ông dậy sớm cùng tiếng chim ríu rít bên cửa sổ phòng ngủ. Ông thấy sảng khoái quá, cảm giác khác hẳn lúc còn ở thành phố ngột ngạt khói bụi, đầy âm thanh chói tai của xe cộ và những dòng người nghìn nghịt trên phố. Ông khoác thêm chiếc áo mỏng, lửng thửng thả bộ theo con đường nhỏ quanh co, hai bên là những cánh đồng hoa sắp vào mùa thu hoạch. Ông hít căng lồng ngực cả hương hoa và khí trời mát dịu, và bước đi cho đến khi thấy mình đang đứng trên đỉnh đồi, nhìn xuống bên dưới thung lũng rực rỡ ngàn hoa khoe sắc, xa xa là đường ray xe lửa uốn lượn theo triền đồi.
Ông ngồi xuống bãi cỏ, say sưa phóng tầm mắt quanh vùng núi đồi hiền hòa xinh đẹp. Những mái ngói đỏ thấp thoáng trong vườn cây. Tháp chuông ngôi nhà thờ bằng đá vút nhọn vươn cao trên bầu trời xanh xám còn mang chút hơi lạnh đầu xuân, như một dấu nhấn bắt mắt so với những ngôi nhà thấp nhỏ trong vùng.
Không biết ông đã ngồi bao lâu, cho đến khi tiếng còi làm ông giật mình chú ý đến con tàu đang trườn mình từ xa và to dần khi đang tiến lại gần triền đồi phía ông. Ông nhìn thấy cả những hành khách đang ngồi sau ô cửa, có người chồm cả ra ngoài để ngắm nhìn quang cảnh núi đồi đang lượn qua trước mặt họ.
Ngay lúc đó, tiếng reo vang của một đứa trẻ làm ông ngoảnh lại. Cách chỗ ông ngồi không xa, một chú bé khoảng tám, chín tuổi đang nhảy lên reo mừng, hai tay cậu bé rối rít vẫy như đang đón chào người thân trên chuyến xe lửa vừa chạy vòng qua eo núi. Điều làm ông chú ý đến cậu bé là cậu nhảy lò cò một chân, cái chân kia chỉ là một ống quần phơ phất.
Ông kín đáo quan sát cậu bé khi cậu ngồi thịch xuống cỏ, thẩn thờ dõi mắt nhìn theo đoàn tàu, mãi đến khi nó khuất dạng một lúc lâu, cậu bé mới nhìn quanh, tìm cái nạng và tập tểnh men theo con đường đồi xuống phố.
Hôm sau, rồi hôm sau nữa, ông và cậu bé vẫn ngồi ở khoảng cách cũ, ngắm nhìn cảnh vật, cho đến khi đoàn tàu chạy ngang qua. Và cậu vẫn lặp lại động tác nhảy lò cò trên một chân, hai tay vẫy tíu tít như đang có người nào đó ngồi trên xe lửa chờ đón cậu vẫy chào, miệng hò reo không ngớt. Cho đến khi không còn nhìn thấy đoàn tàu ở cuối khúc quanh, cậu lại cúi đầu buồn bã trở về...
Không ngăn nỗi tò mò, ngày hôm sau, ông cùng đi với cậu xuống đồi và bắt chuyện. Thì ra chẳng có ai thân quen với cậu trong những người ngồi trên đoàn tàu ngang qua thung lũng. Với đôi chân tật nguyền, nỗi khát vọng không bao giờ thực hiện được về một chuyến du hành đã khiến cậu cứ mong ngóng đoàn tàu mỗi ngày và ước ao có một ai đó ngồi sau ô cửa chuyến tàu kia đáp lại, vẫy chào cậu một lần...
Đêm đó ông ngủ không ngon như mọi lần, cứ trăn trở với hình ảnh cậu bé reo hò một cách vô vọng, chờ mong một cánh tay đáp trả.
Sáng hôm sau, ông dậy khá sớm, ngồi trước đống đồ hóa trang ông mang theo như một quán tính nghề nghiệp. Ông nói với người em đón giùm xe vào thành phố để làm cho xong công việc cuối cùng của thủ tục về hưu. Và hôm sau nữa, ông đã mua một vé tàu, chọn chỗ ngồi sát ô cửa sổ.
Tàu chạy ngang qua ngọn đồi mọi ngày ông vẫn ngồi, và ông hồi hộp chờ đợi... Kia rồi, ông chồm mình ra ô cửa, vừa kịp thấy cậu bé nhảy nhót reo hò, vẫy tay lia lịa. Ông cũng hét lên, giơ tay vẫy, hướng về phía cậu. Ông thấy cậu bé hơi sững lại, rồi cậu nhảy bật lên mạnh mẽ hơn, la lớn hơn và cánh tay nhỏ bé ốm yếu càng rối rít hơn...
Đoàn tàu đã qua hết khúc quanh. Ông biết cậu bé vẫn đang đứng dõi theo, có thể vẫn còn reo hò nhảy nhót và chắc rằng cậu đang cười rất tươi. Ông chợt thấy một giọt nước rơi xuống tay mình, trong veo như bầu trời ngoài kia. Và ông tự nhủ, có lẽ đây là vai diễn đắc ý nhất của mình, vai diễn cuối cùng!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Vai diễn hoàn hảo chị Giáo hén! :D
Trả lờiXóaÔng lão đã có một kết thúc trọn vẹn trong lòng mọi người. Có nhớ ở đâu còn chuyện hay thì kể tiếp đi chị giáo ui :D
Ừa, một vai diễn tâm đắc, vai diễn cuộc đời Lãnh hỉ!
XóaTừ từ để Giáo nhớ lại rùi kể nữa, già hay quên, hehe...
Giáo có giọng văn kể chuyện thật nhẹ, vẽ ra trước mắt HM là phong cảnh núi rừng uốn lượn cùng với những con suối róc rách... miền quê tuổi thơ của HM em là như thế đó.
Trả lờiXóaSao các nhân vật trong câu chuyện của Giáo đều nhỏ bé (so với vũ trụ) và giàu tình cảm thế vậy?
HM chợt có ý nghĩ khong biết Giáo viết kịch bản thì câu chuyện sẽ sống động thế nào. :D
Làm cho HM nhớ quê rùi phải ko? Tết HM có về quê ko?
XóaThật bất ngờ khi đọc chuyện của Giao, hay quá. Dựa vào một câu chuyện kể mà viết lại, trời ơi không chê vào đâu được.
Trả lờiXóaAnh phục Giao lắm lắm.
Chúc Giao có giấc ngủ ngon Giao nhé.
Hỏng biết cái tàu bay giấy này có chở nỗi Giáo ko, dù Giáo nhẹ xìu hà. Thui Giáo hỏng dám bước lên đâu, lỡ nó gãy cánh bất tử, gần Tết rùi mừ, hehe...
XóaChúc anh 6 ngày mới tốt lành!
Câu chuyện làm LC nhớ đến một câu chuyện kể về một người đàn ông trên chuyến tàu hỏa. Chẳng may chiếc giày của ông bị văng ra cửa và rơi xuống đường tàu. Ông đã lột lun chiếc kia và vứt luôn qua cửa trước con mắt ngạc nhiên của mọi người. Ông giải thích: Người nào đó vô tình nhặt được chiếc giày có thể tìm ra chiếc nữa. Nếu ông giữ lại thì cả hai chiếc đều vô dụng.
Trả lờiXóaMong rằng sẽ gặp nhiều vai diễn như thế trong cuộc đời phải k Giáo!
Đọc xong chuyện rồi. Về hị!
Giáo cũng có đọc chiện đó. Những câu chuyện có bóng dáng chiếc tàu dễ làm người rung động LC hị!
XóaKhác với LC Smile, câu chuyện gợi cho HM em nhớ tới "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, Cuộc sống buồn tẻ, hiu quạnh, nơi phố huyện nghèo dường như đối lập với ánh sáng con tàu từ Hà Nội, con tàu mang theo âm thanh, ánh sáng mà hai đứa trẻ khát khao mong đợi, chúng mơ về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo." Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua. Một âm thanh, một hình ảnh làm sống động cả bức tranh bình thường luôn chìm trong yên lặng.
Trả lờiXóaCũng như trong câu chuyện của Giáo" Với đôi chân tật nguyền, nỗi khát vọng không bao giờ thực hiện được về một chuyến du hành đã khiến cậu cứ mong ngóng đoàn tàu mỗi ngày và ước ao có một ai đó ngồi sau ô cửa chuyến tàu kia đáp lại, vẫy chào cậu một lần..."
Và HM lại nhớ tới con tàu.. cái hình ảnh in đậm trong tâm trí trẻ thơ của mình...khi nó xình xịch trườn qua ngọn núi... :D
Hình như trong Giáo cũng có nỗi khát vọng như cậu bé. Và cũng như cậu, cũng chỉ là vô vọng mà thôi. Có lẽ nơi này đã trở thành... ga cuối của Giáo rùi thì phải, hic...
XóaNgười đâu kể toàn chuyện hay, toàn chuyện khiến người ta rưng rưng! :x
Trả lờiXóaNgười đâu mà ghé lại chỗ nào là làm nơi ấy... sáng rực lên hè! hehe...
XóaNãy giờ còm ba lần "Câu chuyện thật là cảm động" bằng chuyenbangquo nhưng không được. Tức thật.
Trả lờiXóaỦa sao kỳ dzị chị Tám? Mấy lần trước đâu có sao. Nhưng nhờ vậy Giáo mới vào được blog của chị, đọc đã đời lun! hehe...
XóaĐọc chuyện của giáo lại nhớ đến chuyện hồi nhỏ xíu của ...tui! Ngày đó, không hiểu sao cứ mỗi lần nghe tiếng còi tàu tu tu xa xa là bận gì cũng vứt bỏ, chạy ra nhìn bóng dáng con tàu nhả khói cho bằng được, lòng cứ nôn nao thế nào ấy! Hình như nó báo trước một điều mình sẽ xa xứ một ngày nào đó. Và cái cảm giác nôn nao đó ...tới giờ vẫn còn ...
Trả lờiXóaGiờ thì cảm giác nôn nao đó là muốn trở về thăm quê phải ko anh Trương?
XóaNgày càng hay, cô giáo!
Trả lờiXóaCàng ngắn... càng hay! hehe...
XóaNhân bản :-)
Trả lờiXóa... vô tính! keke...
XóaGiỡn anh chút cho dzui nhe, đừng giận. Cái tật Giáo ưa tưng tửng...
Nhưng đừng... vô tình, hìhì!
XóaGiáo nghĩ nếu con người được (hay bị) nhân bản vô tính thì sẽ kèm theo vô tình đó anh Phạm ui! hic hic...
Xóangắn thôi, nhưng thật xúc động. Cảm giác hình ảnh cậu bé với niềm vui của mình sờ sờ ngay trước mặt. Và không hiểu sao, trong đầu em lúc này, là hình ảnh nụ cười nhân hậu của người nghệ sĩ già và nụ cười hạnh phúc trong veo của cậu bé đầy mơ ước ấy.
Trả lờiXóaRất, rất hay chị ạ.
không phải em cho chị đi tàu bay gì đâu à nghen, là em xúc động thật, khen thật và cảm nhận thật đó.
Thui, em tạm biệt chị, em ra...ga Hòa hưng em ...vẫy vẫy coi có gặp được ..chàng bạch mã hoàng tử trong mơ của em, coi chàng có ...vẫy lại em vài cái để em dìa an tâm ăn tết hông. hí hí
Bản thân câu chuyện đã gây xúc động cho người nghe. Giáo chỉ có công kể lại thui mừ!
XóaỪa, Thùy ra ga HH trước đi, có ai vẫy vẫy thì réo Giáo với nhe, đừng có chạy theo hoàng tử một mình, rủi có gì hỏng có ai ứng cứu kịp đâu nhe bậu! hehe...
Câu chuyện hay, ý nghiõa và cũng rất cảm động.
Trả lờiXóaChỉ lả một chuyện tr6n TV thôi mà Giáo đã làm cho nhiều người rưng rưng rồi đấy.
Thôi anh cũng ra Hòa Hưng đây, he he he.
Nè, anh Sóng ui, coi chừng vẫy lộn cho tám Thùy là có ngừ... ăn thua đủ mí anh đó nhe! keke...
Xóamột vở kịck đời rất ư là cảm động.. câu truyện kể rất hay giáo à, chúc vui nhá
Trả lờiXóaGiáo cũng chúc anh ngày nào cũng có người để anh tâm sự loài chim biển cùng nhau như bài thơ "chỗ nằm" dzậy nhe!
Xóa