tĩnh lặng

tĩnh lặng

13/5/14

147. Đất đai tiên tổ

Suy nghĩ về đất đai tiên tổ

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh


“….Đất đai tiên tổ ở đâu cũng là đất đai tiên tổ.

Đất đai tiên tổ ở đâu cũng giống nhau, cũng thấm máu mồ hôi và nước mắt của con cháu Việt, dù là hạt phù sa đỏ đồng bằng, bụi đất bạc màu trên núi cao hay bùn lầy sú vẹt ven biển và cát vàng ở đảo xa, ở đâu cũng linh thiêng, cũng mang đậm dấu chân, hồn vía của nhiều thế hệ Việt đã giữ gìn, đã bảo vệ, đã sống và chết truyền đời như thế.

Đất đai tiên tổ là quê hương bản quán, là nơi cha mẹ đào đất chôn nhau cắt rốn của con cái mình, là nơi để đào bới trồng cây lúa cây khoai, là hơi thở đẫm mồ hôi của ông cha, những giọt mồ hôi ướt đẫm trong nắng rát, trong mưa bão, trong đói khát, trong sự cần mẫn để gieo trồng và thu hái, để nuôi con nuôi cái, hà hơi tiếp sức cho nhiều thế hệ người Việt lớn lên, sinh tồn, bám trụ.

Đất đai tiên tổ làm chứng cho biết bao lớp lớp cháu con, lớn dậy và trưởng thành, quen hơi bén tiếng, yêu nhau, thành vợ thành chồng, sinh con đẻ cái, làm nhà làm cửa, sống trên đất, chết trong đất, niềm vui và nỗi buồn, tất cả đều không rời đất, không xa đất, tất cả quần tụ và quyến luyến với đất đai quê hương, làng xóm, cả nước mắt nụ cười, cả khao khát và chờ đợi, tất cả đều có đất làm chứng, có đất nâng đỡ, có đất dìu dắt, trong đất là xương cốt của tổ tiên, xương cốt người Việt làm ra đất đai tiên tổ người Việt.

Đất đai tiên tổ là nơi trời đã định, phận đã liệu, từ cương giới đất liền đến nơi biển cả, không xâm chiếm của ai, không giành giật của ai, một hạt bụi cũng là của người Việt, một cây cỏ cũng thuộc về người Việt, đời đời kiếp kiếp như thế, ai chiếm đoạt thì bị trừng phạt, ai phản bội thì phạm trọng tội, trong đất có hồn vía cha ông, có sức mạnh nước non, có lời thề truyền đời giữ đất của các bậc tiền bối, không ai được phép quay lưng trở mặt, lấy sức mà giữ gìn, lấy cả máu ra mà giữ gìn, không thể khác.

Đất đai tiên tổ là nơi chia sẻ, là nơi đón nhận, là nơi ủ ấm những thân xác con cái người Việt đã bỏ mạng vì các cuộc chiến giữ đất giữ nước, sống thì cùng đất làm nên hạt lúa củ khoai, cùng đất rảo bước trên những nẻo đường, cùng đất cười đùa khi hạnh phúc, vục mặt vào đất khi khổ đau, bấu vào đất khi chân yếu tay mềm, tựa vào đất khi trời không yên, biển không lặng, chúi mặt vào đất khi tủi thân, khi buồn bã và cô độc, nằm yên ả trong đất khi nhắm mắt xuôi tay. Sống thì bảo vệ đất đai, chết thì nằm trong đất đai, người Việt mãi là như thế, yêu đất đai và thề chết vì đất đai tiên tổ.

Cuộc chiến chắc chắn chưa dừng lại. Đảo xa, biển rộng, người ít giặc nhiều, rồi ai còn ai mất? Sống hay chết ở đây cũng chỉ để cho thiên hạ biết một điều, đảo này là của người Việt, cương giới này là của người Việt, còn một trăm người cũng đứng lên bảo vệ, còn mười người cũng đứng lên bảo vệ, còn một người cũng đứng lên bảo vệ, không còn ai thì thân xác chôn vùi dưới đảo cũng là nhân chứng, cũng là mốc giới, cũng vẹn nguyên một lời thề giữ đảo.…”

(Trích chương 33 tiểu thuyết LỜI THỀ sắp xuất bản).




43 nhận xét:

  1. Người dân Việt ko hèn, phải ko bà con?!

    Trả lờiXóa
  2. Hầu như sáng nào, em cũng chực mỗi tin này.
    Ngoài cầu nguyện cho các anh ngoài ấy may mắn, bình an, cầu cho các anh vững vàng, cầu cho mọi chuyện chóng ổn, thì chỉ biết đóng góp chút sức mình bằng những việc làm thiết thực thông qua kêu gọi của báoTuổi Trẻ
    Và nếu tình hình có xấu nhất xảy ra, nếu Tổ Quốc gọi, Tổ Quốc cần, thì chắc chắn như bao người con Việt khác, em cũng sẽ đi, sẽ đóng góp hết khả năng mình. Có thể sẽ có hy sinh, sẽ có mất mát, sẽ có người nằm xuống, nhưng nếu nằm xuống, để con cháu chúng ta sau này được tự hào là người Việt Nam mà không phải hô biến thành dân tỉnh lẻ nào đó của bọn Trung Cẩu, thì hy sinh đó hoàn toàn xứng đáng.
    Có thể sẽ thua, có thể sẽ thị thành thuộc địa, có thể...nhiều cái xấu nhất đều có thể xảy ra, nhưng, lịch sử ta chẳng từng chứng minh : hơn 1000 năm đô hộ, bọn Trung Cẩu ấy có đồng hóa được ta đâu ?
    Đoàn kết, đồng lòng, là tất cả những gì mà dân Việt mình cần làm trong lúc này chị nhỉ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với tính cách quyết liệt của Tám, Giáo biết Tám thế nào cũng ghi tên đi quýnh giặc cho mà coi! Tưởng tượng Tám nhà miềng trong bộ quân phục, chắc đẹp và oai ra phết đây! hehe...

      Xóa
  3. - “Đất đai tiên tổ là nơi trời đã định, phận đã liệu, từ cương giới đất liền đến nơi biển cả, không xâm chiếm của ai, không giành giật của ai…”

    Chời..chời!!! Cha nội..”nhà dzăng” này “tự sướng” dzới chữ nghĩa “hoa hòe hoa sói”..hơi quá trớn, rồi đó nghe!
    Tín tui dân Bình Thuận nè! Cha nội coi chừng dân tộc Chăm họ đọc, họ xúm lại họ vả..cho sưng cái mỏ..chù dzù, đó cha nội!


    1/ Nam tiến:

    - “Nam tiến chỉ sự xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam.
    Cương thổ nước Đại Việt đã được mở rộng từ Bắc vào Nam qua từng thời kỳ trong lịch sử. Thời kỳ đầu, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực châu thổ sông Hồng (Đồng bằng Bắc bộ hiện nay). Do đặc điểm địa-chiến lược, trong tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam mở rộng lãnh thổ sang phía đông thì gặp biển, phía tây thì bị các dãy núi hiểm trở của dãy Trường Sơn ngăn cản, phía bắc là lãnh thổ rộng lớn của người Hán, nên chỉ có thể lần lượt tấn công và xâm chiếm các nước lân bang ở phương Nam. Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay…”

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_ti%E1%BA%BFn

    2/ Lâm Ấp:

    - “Lâm Ấp Quốc có thể coi là một vương quốc đã tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tại vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vương quốc này được coi là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Chăm Pa độc lập…”

    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_%E1%BA%A4p

    3/ Hoàn Vương:

    - “Hoàn Vương (chữ Hán: 環王國) hay vương triều Panduranga là tên gọi của vương quốc đã tồn tại trên lãnh thổ miền trung Việt Nam ngày nay năm 757 đến năm 859. Kinh thành của vương quốc này đặt tại Virapura (dịch nghĩa là thành phố Hùng Tráng), nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên quốc lộ 1, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 310 km…”

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0n_V%C6%B0%C6%A1ng

    4/ Chiêm Thành:

    - “Chiêm Thành (chữ Hán: 占城) là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: Campanagara) trong sử sách Việt Nam từ 877 đến 1693[1]. Trước 859 Việt Nam gọi vương quốc này là Hoàn Vương. Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 4 tiểu vương quốc là: Amaravati (vùng Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, và vùng Bình - Trị - Thiên nhưng sau này bị sáp nhập vào Đại Việt), Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay)…”

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%C3%AAm_Th%C3%A0nh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muôn đời con người chúng ta thật tham lam và vô lý. Hic.

      Xóa
    2. - “Muôn đời con người chúng ta thật tham lam và vô lý. Hic. “

      Cảm ơn Cô nhỏ! Một lời bình thật súc tích, đầy chân lý!

      Và, nói như.. Một định nghĩa rất nổi tiếng của Otto Eduard Leopold von Bismarck (01/4/1815 - 30/7/1898) vị thủ tướng đầu tiên của nước Đức sau khi thống nhất:

      - "Politics is the art of the possible" (Chính trị là nghệ thuật của sự có thể).

      Xóa
    3. Bạn đồng hương ui, ngày xưa ông bà ta mở cõi khôn ngoan lắm, chứ ko có hung hăng con bọ xít như anh Tàu bây giờ đâu. Hai ô Châu Lý lấy được ko đổ một giọt máu nào mà lại củng cố thêm tình thân giữa Chiêm Thành và VN, "Giai nhân tự cổ như danh tướng" mừ!
      Thêm nữa, cái thời đại đó thì các cuộc mở cõi trên thế giới đều diễn ra tương tự như thế cả, điển hình và gần gũi nhất là Đức Quốc xã ôm mộng bá quyền đã khiến thế giới thức tỉnh. Thế nên mới có công ước quốc tế, các điều luật quốc tế đã ràng buộc các nước để ko hoặc giảm bớt tình cảnh cá lớn nuốt cá bé, tránh bớt những cuộc chiến tranh ở khu vực, để phòng tránh một cuộc đại chiến thứ ba khiến thế giới tan hoang thêm lần nữa...

      Thế nhưng Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế cũng chỉ có hiệu lực với đa số các nước nhỏ, yêu chuộng hòa bình, chí thú làm ăn, xây dựng đất nước. Ngược lại, LHQ ko được coi trọng bởi các nước ỷ mình là siêu cường và ôm mộng làm Đức Quốc xã thứ hai! hic...

      Người Chăm ở Bình Thuận rất hiền. Đã từ lâu họ coi mình là một dân tộc trong cộng đồng người Việt. Và nếu có xảy ra chiến tranh với TQ, sẽ có những thanh niên Chăm có mặt trong đội ngũ lính Việt bảo vệ Tổ quốc. Giáo tin chắc như vậy!

      Xóa
    4. Xin lỗi pà kon, gõ lộn, xin đính chính: "hai châu Ô, Lý"

      Xóa
    5. Chào Giáo chủ đồng hương! Hihihihihi…(= chủ blog giaolang)

      Trong thời điểm rất nhạy cảm nhưng cũng đầy thận trọng này của đất nước Việt Nam chúng ta với bọn Tàu cẩu đang ngang ngược trên biển Đông; thật tình, Tín tui (thận trọng) không hề muốn đề cập cũng như tranh luận về chủ đề này: người Kinh, người Chăm! (Và đây là còm cuối, trừ khi ông "nhà văn" vào còm).

      Chẳng là, khi ghé vào nhà Giáo chủ, với cá nhân Tín tui, đọc, thấy ông “nhà văn” này “tự sướng”, “lên gân” “hoa hòe hoa sói”..viết, chưa thật sự cẩn trọng câu chữ trong bài viết (tiểu thuyết) của mình nên mới gõ còm..”thử lưu ý”..xem sao!?
      Vì rằng, đúng như Giáo chủ nói: “Người Chăm ở Bình Thuận rất hiền”! Vâng, người Chăm rất hiền, nhưng không hẳn là trong lòng họ không luôn luôn chất chứa nỗi.. “oán hận, căm thù”..người Việt!? Nó cũng như trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta luôn luôn oán hận và căm thù bị 1000 năm nô lệ..bọn tàu cẩu phương Bắc vậy!
      Và hẳn, đó cũng là một quy luật tâm lý dân tộc..khách quan!?

      Tín tui mạn phép đưa 2 links bài viết, mọi người đọc thử..suy ngẫm nhé!
      (P.s: Tín tui là người Việt Nam..dân tộc Kinh 100% đó nghen! Hihihihihi…)

      1/ Chính quyền Bình Thuận đào mồ mả tổ tiên người Chăm ?

      http://www.tinparis.net/thoisu11/2011_09_04_BinhThuandaomaTotienCham_Champaka.html

      2/ CHĂM BANI YÊU CẦU NINH THUẬN PHẢI NGƯNG CHIẾM ĐOẠT MỒ MÃ CỦA HỌ (BBT Champaka.info)

      http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=1071:champaka-12&catid=81:2014&Itemid=93


      Xóa
    6. Rất cảm ơn bạn Võ Trung Tín đã giới thiệu những trích đoạn lịch sử và những đường link với những thông tin đáng chú ý. Mình ở Duy Xuyên, nơi đang thụ hưởng nguồn kinh doanh du lịch từ khu đền tháp Mỹ Sơn của người Chăm, từng đứng ngẩn ngơ giữa một buổi chiều tàn trong khu đền tháp đổ nát ngậm ngùi thương cho triều đại huy hoàng một thời đã xa, nên quan tâm lắm đến những thông tin như thế. Suy cho cùng thì có lẽ lịch sử loài người cứ vận hành như thế, nhưng trong thời đại tiến bộ này vẫn thầm cầu mong con người biết lấy lòng nhân mà giảm bớt chết chóc tang thương...

      Xóa
    7. Bạn Tín à, G đã nói rằng ngày xưa chưa có luật lệ nên mới có cảnh mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, và đó là tình hình chung trên thế giới, ko riêng gì nước Việt ta. Thời bây giờ thì ko phải ai muốn là cứ kéo quân qua lấn chiếm trái phép được vì còn có công luận quốc tế và Liên Hiệp Quốc.

      Còn tình trạng đất mồ mả người Chăm như bạn nói thì ngay đất nghĩa trang người Việt cũng có lệnh di dời mà. Nếu đúng thời hạn ko di dời thì coi như mồ vô chủ. Điều đó đâu cứ gì xảy ra với người Chiêm. Nếu họ có bức xúc cũng dễ hiểu thôi.

      Ngay trong thời buổi nước sôi lửa bỏng thế này, hà cớ gì chúng ta khơi lại những điều xa xưa ko còn hợp lẽ. Bạn cũng thừa biết công lý tuyệt đối ko bao giờ tồn tại, ngay cả ở những nước dân chủ ở Âu Mỹ.

      Cá nhân ông nhà văn này nói có hay vài điều thì vẫn còn 1 điều dở. Cảm ơn bạn đã cho mọi người thấy cái sự dở ấy rồi. Nhưng ít ra thì ông ấy cũng còn hay khi nói lên tiếng lòng của đại đa số người dân Việt đang căm phẫn trước sự ngang ngược của bọn bá quyền, coi thường lý lẽ, luật pháp quốc tế.

      Xóa
    8. Nhỏ ơi, chúng ta dẫu có ngậm ngùi trước sự suy tàn của một vương quốc xa xưa, thì cũng ko thể cứ chờ đợi lòng nhân từ của kẻ ỷ mạnh hiếp yếu. Thời cuộc bây giờ ko phải là ngày xưa. Và đất nước chúng ta bây giờ là đất Việt của con dân Việt. Chúng ta sẽ ngậm ngùi, nhưng chúng ta vẫn sẽ liều chết cho một VN ko bao giờ cúi đầu chịu bị đô hộ một lần nữa, phải ko Nhỏ?

      Xóa
    9. Đương nhiên rồi Giáo, nước mất thì nhà tan, nên chắc chắn không ai chịu cúi đầu để mất nước. Có điều, như Giáo nói, ngày nay ta đã có chủ quyền, được luật pháp và các công ước quốc tế công nhận, há lẽ nào có chuyện ta lại bị mất nước? Việc khẳng định chủ quyền các nhà lãnh đạo còn chưa đàm phán, người "yêu nước" của ta đã ra tay giết chóc những người lao động vô tội, Nhỏ không cầu mong lòng nhân thì còn biết làm gì? Đánh giết người sẽ chuốc lấy thù oán, và chiến tranh sẽ sớm xảy ra do chính những người "yêu nước" mà thiếu "lòng thương người" ấy. Ý Nhỏ là vậy, chứ chẳng phải "chờ đợi lòng nhân từ của kẻ ỷ mạnh hiếp yếu" như Giáo nói mô :) Còn ngậm ngùi cho một quốc gia đã suy vong là một chia sẻ chân thành của Nhỏ, có lẽ Nhỏ ngậm ngùi sai chỗ, sai thời điểm nên khiến Giáo phật lòng chăng? Nếu vậy thì cho Nhỏ xin lỗi Giáo nhe. :(

      Xóa
    10. Giáo đâu có phật lòng Nhỏ ui. Sao lại phải thế chứ! Giáo mừng là Nhỏ đã viết để các bạn ko hiểu lầm Nhỏ. Còn nỗi ngậm ngùi ấy Giáo cũng hay có mà, vì đất Giáo sống có rất nhiều người và di tích đền Chăm. Giáo cũng có bạn học người Chăm nữa mà! Nhỏ đừng nặng lòng nhe, tụi mình cùng một bụng mà! hehe...

      Xóa
    11. @ Cô nhỏ:

      Trung Tín tôi, rất đồng cảm và đồng tình với những cảm nhận thật sự rung động, cùng sự chia sẻ những cảm nhận ẩn chứa chiều sâu tính trung thực rất nhân văn trong từng câu chữ ở lời còm của Cô nhỏ!
      Nhưng thôi, ta tạm dừng chủ đề này, bạn Cô nhỏ nhé!
      Chúc bạn cùng gia đình luôn an vui hạnh phúc!
      Rất quý mến,

      Xóa
    12. @ giaolang:

      Wow! Vậy là Tín tôi và chủ nhà không cùng quan điểm rồi; tuy nhiên, Tín tôi tôn trọng quan điểm của cá nhân chủ nhà trong phản hồi!

      Và, như Tín tôi đã nói ở còm trên (20:45 Ngày 15 tháng 05 năm 2014) :

      - “thật tình, Tín tui (thận trọng) không hề muốn đề cập cũng như tranh luận về chủ đề này: người Kinh, người Chăm! (Và đây là còm cuối, trừ khi ông "nhà văn" vào còm).”

      Vậy, rất xin lỗi, vì lần đầu ghé vào nhà chơi, gõ còm có hơi hơi gây..”phiền hà” nhé!
      Và, cũng rất cảm ơn sự phản hồi rất nhã nhặn của chủ nhà nghen!

      Xóa
    13. hehe... Giáo tui rất vui vì bạn đã ko ngại phản hồi rất lịch sự. Tuy chúng ta ko hoàn toàn đống quan điểm nhưng chúng ta cũng chẳng có lý do gì để khắc khẩu cả bạn à! Vậy nên Giáo tui sẽ rất vui nếu được bạn ghé chơi thường xuyên và còm cho Giáo tui vài dòng, dù là ko đồng quan điểm nhé! Có những người bạn đầy hiểu biết và kiến thức sâu rộng như bạn vào viết còm đã là một sự vinh hạnh cho cái blog bình thường, nhỏ bé này rùi.
      Xin chúc bạn vui khỏe! Mong rằng đây chưa phải là còm cuối của bạn đâu. nếu ko Giáo sẽ buồn lắm lắm! hic...

      Xóa
  4. "Nam Quốc sơn hà, Nam đế cư..." - LTK

    Lòng dân trước sau vẫn thế thôi Giáo nhỉ? Sẽ vẫn vì tổ quốc, cha ông mà không tiếc máu xương mình để giữ gìn, bảo vệ, tranh đấu.

    Trả lờiXóa
  5. Ai cũng có một nơi chốn sinh ra,Tổ quốc là đất đai Tiên tổ gầy dựng,quê hương thiêng liêng không chỉ là ký ức được nuôi dưỡng,còn là hoài vọng một tương lai tươi sáng cho mọi người tự do mưu cầu hạnh phúc và sống trọn với chính mình......

    Trả lờiXóa
  6. Lứa chúng ta, không chân yếu tay mềm thì cũng có người đã nói câu BS lấy làm đề tựa cho một tập sách của mình: "Già ơi, chào bạn!". Có thể chúng ta không thể cầm súng nhưng chúng ta không hèn, chúng ta lên án những đứa hèn nhất là khi chúng giữ những trọng trách không thể hèn. Và chúng ta cũng sẵn sàng đốc thúc con cháu mình ra trận bảo vệ biên cương tổ quốc và việc post bài này của giao cũng là một cách. Tks of all.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chừng nào nổ ra chiến tranh, anh HN có dzìa quê đi làm... anh nuôi với Giáo ko dzị? hehe...

      Xóa
    2. Sẵn sàng vo gạo, rửa rau, phụ việc cho giao vì chị KN rất đồng lòng. Chỉ một người đóng góp, người còn lại phải lo...kiếm gạo cho gia đình! Hihi.

      Xóa
  7. Nói đến chiến tranh thì ngán, ngán lắm, nhưng đến nước này thì không thể cứ "ai tát má phải đưa luôn má trái cho nó tát" được nữa rồi, cũng phải lừa lừa đạp được cho nó một cái rồi ra sao thì ra, phải không Giáo và các bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá đúng đó anh Phạm! Đánh ko lại cũng phải rình rình... đá lại một phát mí được, hehe...

      Xóa
  8. Khỏe chứ Giáo a.
    Anh sắm cây viết rồi, Giáo sắm chi?
    Khi nào anh đi anh gọi Giáo nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sắm cây viết chi ta? Để "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" hả anh 6? Ko được đâu, sức anh vẫn còn là... sức voi thì anh phải ra biển mà bơi thi với TQ thui anh ui, vậy mới đáng mặt đàn ông chớ! Coi chừng em Tám nó cười cho bi giờ đó! hehe...

      Xóa
  9. Người dân Việt không hèn
    Chỉ sợ người lãnh đạo Việt hèn thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lãnh đạo mà có một khối dân Việt đứng đằng sau hô hào "Quánh! Quánh!" thì cũng... ko dám hèn đâu bác Bu ui!

      Xóa
  10. Lịch sử hình thành Xứ đàng trong rất phức tạp và xãy ra thời kỳ chưa có luật pháp và định chế Quốc tế nên không giống với các tranh chấp biển đảo hiện nay được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo hoàn toàn đồng ý với anh HHP đó!

      Xóa
    2. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý thế, miền Nam Việt Nam này cách nay vài trăm năm cũng là của Chân Lạp (Khmer) đấy chứ. Nhưng nói thế cũng phải nói thêm là cách nay hơn hai ngàn năm, vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông-Quảng Tây-Trung Quốc) là của người Việt đấy chứ (Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng có ý định giành lại nhưng không thành). Nhưng đấy là lịch sử, lịch sử của cái thời còn hỗn mang mạnh được yếu thua, ưng là đem quân đi xâm chiếm kẻ khác, đánh đồng với thời bây giờ là không thể :-))

      Xóa
  11. Chào GiaoLang,lâu rồi không đến thăm,dạo này khỏe ko?
    Vào đây đọc thoáng nhanh rồi trở ra chỉ để lại lời thăm hỏi mong Cô GL thông cảm nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời hỏi thăm này chứng tỏ chúng ta đã có biết nhau lâu rồi! Ở đâu nhỉ? Có lẽ bên Yahoo chăng? Thôi thì đâu cũng được... Giáo lúc nào cũng rất vui chào đón bạn ghé nhà. Cảm ơn bạn vì lời thăm hỏi. Chúc bạn vui khỏe nhe!

      Xóa
  12. Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến ? Hận thù đằng đằng biên thùy rung chuyển .....Vẫn còn vô cùng những con dân yêu nước phải không Giáo ?

    Trả lờiXóa

  13. HÃY NHỚ _ ĐỪNG QUÊN !
    Một cánh hoa,
    Ngự trên đỉnh đời, lóe sáng giữa rừng cây,
    dập dìu bướm ong chim chóc reo mừng,
    hoa tỏa hương thơm ngát.
    Vẫn cánh hoa rừng trong bát ngát bao la.
    Và chính nó phôi pha tàn lụi,
    Biến vào hư vô tăm tối mịt mờ.

    Một cánh hoa, giữa đời muôn sắc thắm.
    Dẫu cánh hoa rừng không xinh lắm cũng hoa.
    Góp với sắc, hòa quyện hương thầm lặng.
    Mảnh đời thường vụt biến âm ba.

    Hãy nhớ lấy đường xa, nẻo vắng.
    Cho lung linh, lay động kẻo nhạt nhòa.
    Hãy nhớ lấy chính ta hiến cho đời,
    đời cưu mang sâu nặng.
    Cưu mang đời không hoang vắng lạ xa.

    Đừng quên nhé khoảnh trời,
    búp măng rạng chói.
    Mình mơ xuân, "xuân chín" lại do mình.
    Đừng quên nhé, cội nguồn bao giấc mơ soi rọi,
    Để được là mình hừng sáng lung linh

    Hãy nhớ lấy đừng quên!
    Ánh sáng chói lòa do bóng đêm hắt lại.
    Hãy nhớ lấy đừng quên!
    Những thành phố trọc trời,
    cũng từ mặt đất dựng xây.
    Hãy nhớ lấy đừng quên! tất_tất cả là hiện tại,
    Là bức tường thành ta tựa đi lên!

    Cần Thơ 04/1998

    ĐẤT
    Đất đượm vị mặn ta gieo.
    Cho hoa phô hương sắc, lòng ta mơ.
    Tự thuở nào đất và ta quyện chặt.
    Đến già đến chết đất vẫn chờ !

    1996

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có nhớ, ko quên đâu anh MTH à! Cảm ơn hai bài thơ nồng nàn lòng yêu nước của anh!

      Xóa
    2. Lại chạy sang thăm Giáo và.... nức mũi rồi đây ! hà !
      À ! Thiên di đâu vậy kìa ?





















      Xóa
  14. " Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những câu dặn dò đó vẫn còn tính thời sự hơn bao giờ hết LC hỉ!

      Xóa
    2. Đó là tư tưởng tiến bộ và mãi mãi tiến bộ.
      - yên dân- trừ bạo
      - cốt là nhân nghĩa

      Xóa

- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]