tĩnh lặng

tĩnh lặng

15/9/13

93. đi tìm một chữ "ngộ"...





Cái tin chị chủ động đưa đơn ly hôn với anh như một quả bom tấn nổ trên làng quê nhỏ bé. Ở một thị trấn ven biển, hầu như ai cũng biết ai, hơn nữa chị lại là một giáo viên mẫu mực, hiền lành, cái tin động trời ấy lan nhanh hơn khói. Nó len từ nhà ra ngõ, từ ngõ ra cơ quan, từ cơ quan ra chợ, và nó khiến người ta cứ chụm đầu rì rầm...

Tất nhiên mọi người đua nhau truy tìm nguyên nhân, dẫn ra hoàn cảnh chủ quan, khách quan, làm như ai cũng là một tay phân tích thời sự đại tài... Khỏi nói sự ồn ào phẫn nộ càng sôi sục trong đại gia đình hai bên nội ngoại và bạn bè. Ai cũng xót thương anh chồng "bị phản bội" và lên án người đàn bà lăng loàn, dám bỏ chồng... theo trai, dĩ nhiên là phải vậy rồi!

Nhưng rồi không hiểu sao anh chồng chấp nhận ký tên ly hôn một cách êm đẹp, sau đó chị ra đi đàng hoàng khỏi gia đình, để lại tất cả tài sản cho chồng con, không có sự cố bi thảm nào như mọi người hồi hộp chờ đợi... Rồi mọi chuyện cũng rơi dần vào quên lãng và chẳng có ai moi ra được tin gì ở anh chồng ít nói, kín như bưng.


Hai năm sau, tôi tình cờ gặp chị ở một thành phố biển nổi tiếng về du lịch. Tôi ngỡ ngàng vì trông chị trẻ ra, tươi tắn hơn lúc còn ngoài nớ. Hai chị em tíu tít và chị kéo tôi về nhà bằng được, một ngôi nhà nhỏ, khá xinh, ở vùng ngoại thành cách thành phố không xa, chỉ đi mất 20 phút xe máy.


Mười phút sau, chị em tôi đã ngồi trước mâm cơm khá ngon miệng, dưới tán cây bằng lăng mát rượi, trổ hoa tím ngát, chung quanh là khoảnh vườn nhỏ trồng vài cây ăn trái và các thứ rau màu dùng hàng ngày. Tôi kín đáo quan sát các phòng để tìm dấu vết người chủ thứ hai. Không có. Chỉ có các đồ đạc nhỏ nhắn gọn gàng dùng cho một người ở. Tự dưng tôi khẽ thở phào, nhẹ nhõm vì thật lòng tôi không hề tin chị ra đi vì một người đàn ông khác.


Đêm đó hai chị em thức đến sáng vì mãi lan man chuyện nọ xọ chuyện kia. Cuối cùng lấy hết can đảm, tôi cà lăm mãi mới mới dám hỏi chị cái "chuyện kia". Đang nằm gác chân lên nhau, chị kéo tôi ngồi dậy, bảo ra ngoài kia đi, chị pha cafe ngon uống rồi tha hồ em muốn hỏi gì thì hỏi, cô phóng viên nghiệp dư à!


Hai chị em ngồi thu lu trên chiếc ghế đá se lạnh ngoài hành lang, vừa nhấm nháp tách cafe nóng hổi thơm lừng vừa nhìn vòm trời đã hơi hé rạng phía biển xa, nhìn ngôi sao mai còn luyến tiếc chớp nháy yếu ớt như chưa muốn rời bỏ đêm dài. 


Tôi nhìn gương mặt chị hơi ngước lên, mắt nhắm hờ, cái cổ cao trắng muốt vẫn còn mang dáng dấp thời son trẻ, khóe miệng như đang cười... Trông chị thật bình an, thanh thản. Có một điều gì đó ở chị khiến tôi liên tưởng đến dáng vẻ của một vị chân tu đang ngồi thiền, đã tách mình ra khỏi thế giới ta bà tục lụy, đang phiêu du ở một cõi nào đó, không hề vướng chút lụy phiền!


Tôi nín thở, không dám khuấy động cho đến khi chị mở bừng mắt, như chợt tỉnh. Chị nhìn tôi với nụ cười rất đẹp và nói tiếp câu chuyện như chưa hề có một lúc lâu ngắt quãng. 


Chị bảo sau bao năm sống cuộc đời một người đàn bà bình thường, hết lòng vì chồng con, như một sự dẫn dắt thuộc về tâm linh mà chị không thể giải thích vì sao, chị bỗng ngộ ra được con đường giải thoát của Đức Phật đã trải qua. Nói thì có vẻ to tát nhưng chị bảo rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được. Chị đã ngộ và chị buông xả, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thay vì tìm tới một ngôi chùa, chị tìm cho mình một căn nhà nhỏ và sống một cuộc đời không vướng bận. Chị không tu theo kiểu chay tịnh, không kệ kinh chuông mõ sớm chiều, chị vẫn sống như đời thường, chỉ là trong tâm chị đã được giải thoát khỏi một kiếp người với bao mối dây ràng buộc nợ nần tình nghĩa... Chị bảo từ khi Đức Phật ngộ đạo, Ngài đã coi gia đình riêng như tất cả chúng sinh khác. Ngài thương yêu chúng sinh, hướng họ đến con đường giải thoát và không hề vướng bận lo toan cho riêng một ai. Chị bảo các con chị đã lớn, đã qua đại học, có thể tự lo cho chúng. Chị cho rằng phải ở một mình mới có thể đi theo con đường tu của riêng chị, một lối tu không giống ai, không có những quy luật khó khăn, không gò ép, chỉ sống bình thường như mọi người, chỉ có tự gột rửa cho hết những gì vương lại của cuộc sống cũ, thành một người hoàn toàn tịnh tâm, ngay bên cạnh cuộc sống đời thường xô bồ, hỗn độn. 


Nhìn vào mắt tôi, chị cười bảo có lẽ em cho chị ích kỷ khi ra đi tìm riêng cho mình cuộc sống an nhàn. Nhưng mỗi người phải tự tìm lấy con đường của riêng mình, không ai sống giùm cho ai được. Không khéo người này lại là gánh nặng cho người kia thì chỉ là nợ oan từ tiền kiếp.


Tôi càng hoang mang khi nghe chị thuyết một hơi. Tôi cũng không đồng tình với chị tất cả mọi điều. Nhưng khi nhìn chị bây giờ và nhớ về hình ảnh chị lúc trước, tôi thấy phân vân, có lẽ chị đã "ngộ" thật và đã đi đúng con đường của riêng chị.


Tôi ngập ngừng bảo tôi cũng muốn buông bỏ như chị vậy để được thanh thản. Chị cười lớn, không giấu vẻ giễu cợt, em đã "có" đâu mà đòi buông bỏ, hãy sống cho hết đi đã, với hạnh phúc vô biên cùng nỗi thống khổ của cuộc đời, đi cho hết "Con đường đau khổ" của kiếp người rồi hãy nói đến chuyện buông tay...


Cho đến bây giờ, tôi vẫn không biết mình có thể buông xả được chưa. Nhưng trong những cơn bức bối, cùng quẫn, tôi nhớ đến hình ảnh tươi trẻ của chị với nụ cười sáng bừng cả gương mặt, nhớ ánh mắt long lanh như mắt trẻ con dù vẫn còn hằn nhiều nếp nhăn của một thời nhọc nhằn... Và lòng thầm mong tôi sớm tìm ra được cho mình một chữ "NGỘ"!


41 nhận xét:

  1. Nếu đây là chuyện thật thì xin chúc mừng giao. Cũng là "một góc nhìn khác" của "chị" (nhân vật nữ) về buông xả nhưng mấy ai có duyên như giao để gặp được chuyện này. Hãy sống cho hết, hãy đi cho hết đồng nghĩa với hãy trả hết nợ nhưng biết bao giờ trả hết, nợ từ vô lượng tiền kiếp mà! Vậy thì hãy buông xả dần, buông xả đôi lúc cũng được nhìn như một cách trả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vậy thì giáo chưa nên buông xả hở anh HN? hic...
      lại lặn hụp tiếp trong bể khổ trần gian rùi!

      Xóa
  2. Đọc bài của Giáo tôi mới "ngộ" ra rằng từ lâu mình đã sống trong chữ "ngộ" như nhân vật "chị"....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. a, giáo tưởng chỉ mỗi mình chị ấy sống khác người như vậy, hóa ra có bạn AK nữa nè, hay thiệt, chắc giáo phải bắt chước quá!

      Xóa
  3. Nilan thì chưa Ngộ được, còn tham lam lắm.
    ( Giáo viết văn đọc thiệt là hấp dẫn đó nghen)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị Giáo em suy nghĩ y chang chị Ni. Nhưng có một chút xíu là ko hiểu hết vì sao chị bạn của Giáo vậy ta?. Đời là bể khổ????

      Xóa
    2. Ni nè, chưa biết chừng Ni "ngộ" trước giáo đó nhe! hehe...

      Xóa
    3. phụ nữ Á Đông thường gặp nhiều cảnh khổ trong gia đình mà đàn ông ko hiểu hết đâu Nhật ui!

      Xóa
  4. Đọc entry của G mình liên tưởng đến đến một người bạn cảnh ngộ cũng na ná vậy.Q rất vui nếu ai đó tìm lại được nguồn mạch yêu thương,an lạc.Mình đồng ý với quan điểm của chị ấy buông xả không phải là lựa chọn và khép mình vào hình thức khuôn mẫu nào đó,buông xả là hành động quán tâm tức thời thấy thực tại diễn biến như nó đang là để không bị dính mắc vào nhị biên của tâm và cảnh...Nhưng hoàn cảnh khách quan thuận lợi cũng hỗ trợ rất nhiều...Chiều nhiều vui G nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giáo ko hiểu nhiều về triết lý đạo Phật như Quỳnh, nhưng giáo có thể hiểu được phụ nữ nói chung và tâm tư của riêng chị.
      làm được như chị ko dễ chút nào Quỳnh ha!

      Xóa
  5. Nhân vật này khúc đầu Nô thấy quen thiệt là quen, nhưng tới đoạn sau thì mới hay mình "thấy người sang bắt quàng làm họ"! Hic, buồn ơi là sầu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nô thiệt là.........vui thiệt là cười.....Hihi

      Xóa
    2. sao bác Nô lại buồn? có lẽ vì đa số đàn ông khó chấp nhận cách sống của chị. cứ coi như chị đi tu vậy mà!

      Xóa
    3. MTB ui, bác Nô nhà miềng đang buồn ơi là sầu mà sao bồ tèo cười trên sự đau khổ của người ta dzị hử? coi chừng có người sắp... bị quánh!!! hehe...

      Xóa
  6. Cái chị nầy thật hư, tự nhiên lại bỏ chồng, bỏ con ra đi. Nếu ra đi vì có một bờ vai nào khác vững vàng hơn, đẹp trai, tự do hơn thì anh chấp nhận và hoan hô rộp rộp cả 4 tay. Ai dè lại đi tìm cái cô đơn mỗi thân, mỗi mình buồn thúi đất chứ làm gì có vui, mà nếu muốn có vui thì cũng phải phải ..... Giác ngộ hay ngộ, hay lí tưởng gì gì đó anh chẳng biết, nhưng rõ ràng là sự ích kĩ chỉ một không hai.
    "Cho đến bây giờ, tôi vẫn không biết mình có thể buông xả được chưa? ". Đấy, Giao cũng đồng tình với anh đấy. Làm sao mà bỏ được. Ui, hết biết! Giao hỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tự nhiên đâu mà tự nhiên anh 6 ui! mọi chiện đều có cái lý của nó mừ, chỉ vì mình ko hiểu hết cớ sự thui.
      coi chừng vài bữa nữa giáo cũng... ngộ thì bye bye lun anh 6 đó, hehe...
      đi chơi 15/9 vui ha anh 6? post hình lên coi chơi đi!

      Xóa
    2. Ý kiến bạn Thu nguyễn khá xác đáng

      Xóa
    3. Chỉ là xác đáng riêng với bác Bu thui! hehe...

      Xóa
  7. Chắc Chị ấy cũng suy nghĩ thật thấu đáo nên mới có quyết định như vậy, nhưng cũng khg dễ dàng gì phải khg Giáo ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ko dễ chút nào dù chị ấy kể tỉnh queo vậy đó MTB ui!

      Xóa
  8. Tuyệt lắm G! Từ cách dẫn nhập đến cách kết thúc. Là riêng mà là chung.Đâu phải ai cũng học được chữ ' Buông".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ừa LC ui, đâu có dễ mà buông, kể cả những người tưởng như... nhẹ bâng như giáo!

      Xóa
  9. Chị thích cái ý của bài này lắm. Ngộ ra là mình cần phải gạt bỏ nhiều thứ mình đã ôm giữ, thích nhưng không mấy khi dùng, như quần áo cũ và sách cũ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. quần áo cũ và sách cũ còn dễ buông. những thứ khác nữa mới khó chị ha!

      Xóa
  10. Dức Phật đạt thành do trãi nghiệm và ngộ ra. Hãy lăn vào cuộc sống để nhận biết rồi buông xả, trong đó hàm chứa quá trình 'ngộ'!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chị ấy cũng nói như anh vậy. ko biết bao giờ giáo mới thật sự buông bỏ được tất cả mọi chuyện, hic...

      Xóa
  11. Hihi...
    Nói nhỏ với Giáo nè!
    "Ngộ" ở vùng quê miền Bắc ta cũng có nghĩa là "Khùng" đó nhé!!!
    (Cái bài của Giáo viết, chị thấy có khúc quen và khúc lạ, Haha....)
    Túm lại, Giáo là người ngoài cuộc mà "quán triệt" hoàn cảnh người trong cuộc quá ta!!!
    Thật là tuổi trẻ tài cao!!!
    Chị phục Giáo đó nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. còn "ngộ" ở vùng quê giáo có thêm 2 nghĩa.
      nghĩa 1 là hay hay, đẹp đẹp, mang ý nghĩa tốt đẹp. thí dụ: cô bé ấy ngộ ghê ha!
      nghĩa 2 như thế này: bộ mi gỉa ngộ hả? (ý như giả bộ)
      chị khen thiệt hong đó? hay là... gỉa ngộ? hehe...
      giáo chỉ có cái tài rất nhạy với những mảnh đời điêu linh, có lẽ vì trong giáo cũng có những niềm đau tương tự, coi như đồng bệnh tương lân vậy mừ!

      Xóa
  12. Có lẽ chị ấy đúng GL nhỉ???? Nếu con cái của BN thành tài BN cũng muốn sống như chị ấy há. Được làm cái gì mình thích có lẽ rất tuyệt đấy. Ngày mới an vui nha bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giáo vẫn phân vân lắm vì có người cũng lên án chị ích kỷ. nhưng nếu chị cảm thấy sống như vậy là đúng với chị thì... có lẽ như chị nói, không ai có thể sống giùm người khác được. mỗi người phải tự tìm ra con đường của riêng mình.

      Xóa
  13. Cũng là một cách giải thoát nhưng có vẻ cô đơn quá !Đến một thời điểm nào đó,ta nên dũng cảm (nước ngoải họ lo trước rùi :tạo con tự lập từ nhỏ)phân chia sớm và vợ chồng làm một hành trình mới ,thanh thản đến đoạn kết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tùy mỗi người anh à. có khi sống giữa bao người vẫn là cô đơn, và sống một mình, người ta vẫn thấy hạnh phúc.

      Xóa
    2. Ừ chị ấy dũng cảm và nhiều nghị lực đáng nể thật nhưng Giáo đừng bắt chước nghe!

      Xóa
  14. " Ngộ kỳ thời, ocn kiến nó leo dây. anh ơi em vẫn chờ, hữu duyên mà thiên lý ngộ, anh ơi em vẫn đợi...."
    em hay nghêu ngao câu này, và hình như, em chưa ngộ được gì hết. Buông bỏ - đơn giản chỉ là một hành động buông tay , thả ra - theo nghĩa đen , hay nghĩa bóng gì cũng na ná như nhau thui... Vậy mà...làm hổng được chị à.

    Bạn chị thật dũng cảm, dám gạt tất cả, để tìm cho mình một con đường, cách sống thanh thản nhất. Em có lẽ không bao giờ làm được như chị ấy, nhưng em thật sự mong, và hy vọng, có một ngày, mình sẽ có cuộc sống an nhiên như chị ấy hiện tại. Cần vậy thôi chị à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. khó thiệt đó Thùy ui, hỏng phải riêng mình cưng đâu. thui thì bao giờ ngộ được thì tốt, ko thì đành... giả ngộ dzậy! hehe...

      Xóa
  15. 1- Tính cách người phụ nữ trong chuyện không giống những người phụ nữ bình thường, xem vui buồn, đói no, với chồng con là hạnh phúc.
    2- Cách tìm hạnh phúc của người này không dính dáng gì đến con đường tu hành của đạo Phật, do vậy dùng các thuật ngữ nhà Phật như “buông xả”, “ngộ” …với nhân vật này nghe không hợp và không ổn.
    3- Ngộ, nói ra thì dài, song đại khái nó là một thuật ngữ của Thiền tông được dùng để chỉ nhận thức, trực nhận, thấu hiểu, xuyên suốt. Ở đây không phải sự hiểu biết thông thường hoặc nhận thức theo hệ thống triết lý mà là sự trực nhận chân lý không có sự phân biệt giữa người nhận thức và vật được nhận thức (nhân vật bất nhị)
    4- Buông xả. Là một trong những đức hạnh quan trọng trong đạo Phật, buông xả có mấy nội dung
    - Tình trạng không vui không buồn, độc lập với vui buồn
    - Tâm thức vững chắc nằm ngoài mọi phân biệt
    Riêng chữ xả là thuật ngữ nằm trong bốn phạm trú (không phải trù) còn gọi là tứ vô lượng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả
    5- Nhân vật nữ kia có thể bị một sang chấn về tâm lý, tình cảm, dẫn đến cơn “xì trét” kéo dài, không chừng là bệnh lý

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1.Bác Bu đã đóng khuôn người phụ nữ trong một khuôn mẫu khá cổ xưa của châu Á, mà đại diện tiêu biểu nhất là Khổng giáo của mấy anh Trung quốc.
      Điều đó thì giáo ko bàn tới vì khó mà thay đổi suy nghĩ của "quý ông" về đàn bà!
      Người phụ nữ ko giống những người phụ nữ bình thường chưa chắc đã ko hay. Và họ có quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình theo một cách chính đáng khi cảm thấy ko hạnh phúc trong cảnh sống hiện tại.
      2.3.4. Những từ ngữ chuyên dụng trong một địa hạt nào đó, nếu mở rộng cách ứng dụng trong đời thường thì cũng chẳng có chi là ko hợp hay ko ổn.
      Với người chân tu, "buông xả" và "ngộ" mang ý nghĩa thuần về Phật pháp, còn với chị, nếu có mượn hai từ này để mở rộng phạm vi ngữ nghĩa, thiết nghĩ cũng ko có gì là khiên cưỡng. Thực chất của "buông xả" và "ngộ" cũng ko có gì to tát, đó chỉ là một trạng thái tinh thần, bất chợt nhìn ra được một điều gì đó như một chân lý của riêng mình và bỏ hết tất cả những ràng buộc trong cuộc đời để tịnh tâm, để thấy hạnh phúc trong tự do tuyệt đối, để suy tưởng, để làm mọi việc mình yêu thích, đó cũng là một con đường tu tâm dưỡng tánh, để đạt tới một trạng thái rỗng không cần có. Nếu ko phải là con đường tu của Đạo Phật, thì cũng có thể là của trang Tử, Lão Tử, hay một con đường tu của riêng chị. Đâu có phải cứ cạo đầu là thành nhà tu, cũng đâu phải chay tịnh, kiêng khem là đã thành Phật, thành Chúa. Nếu chị có thể nâng lên thành một đạo riêng biệt như... Đạo Dừa chẳng hạn thì biết đâu ta lại ko có một cái đạo mới và tín đồ sẽ chỉ toàn... đàn bà! biết đâu... hehe...
      3. Khi Đức Phật từ một con người bình thường, mục kích tầng tầng nỗi khổ của kiếp người, Đức Phật phải chăng cũng đã có một chấn động rất lớn, từ đó Ngài mới đủ sức từ bỏ cung vàng, điện ngọc để đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh.
      Nhân vật chị cũng có thể đã đắm mình trong khổ nạn nào đó, hoặc chị có thể đã "ngộ" được cái vô nghĩa của một kiếp người, cái ngắn ngủi mong manh của nhân sinh, nếu chị bị stress kéo dài thì cái bệnh lý ấy ko thể cho người ta có một cuộc sống thong dong, hạnh phúc đến độ thay đổi cả vẻ ngoài của một con người theo hướng tốt đẹp.
      Sự cô đơn ko phải vì sống một mình, cũng như cảm giác cô đơn ấy vẫn hiện diện trong mỗi con người ngay trong gia đình nhìn bề ngoài tưởng chừng là hạnh phúc.

      Túm lại, mỗi một con người là một thế giới riêng mà ta khó có thể vỗ ngực rằng đã thấu hiểu hết, ngay cả vợ chồng con cái trong một gia đình, sống với nhau mấy chục năm, bỗng một hôm nào đó, ta tá hỏa ra rằng thì là ta chẳng hiểu gì về họ, ta chỉ hiểu những gì ta cho là như thế, theo cái chủ quan phiến diện của riêng mình bởi hiếm khi nào, ta đặt mình hoàn toàn vào hoàn cảnh của người đó để mà hiểu. Và giả sử có đặt mình vào đó, ta cũng chẳng thể cảm nhận hết tất cả những gì người trong cuộc cảm nhận. Mấy ai biết cái cơn đau ung thư giai đoạn cuối nó như thế nào, dù ta biết là nó đau cùng cực!
      Nhìn nhận một cách hoàn toàn khách quan mọi sự việc và tập chấp nhận những điều khác biệt, đó là điều kiện cần và đủ để là một bậc trí giả!

      Xóa
  16. "Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường..." Trăng sáng lung linh, tiếng trống múa lân xập xình ngoài ngõ, buông hết đi, ra vui cùng trẻ nhỏ ...tui "ngộ" rồi đó! Suy nghĩ cho mệt cái đầu, ai cũng có con đường đi riêng của mình. Nói thêm chút nữa "ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng", học được người cũng không dễ, phải không Giáo?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ, anh em mình... cưa sừng làm nghé, xách đèn chạy ra ngõ chơi cùng bọn trẻ đi anh Trương ui! hehe...

      Xóa

- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]